Doanh nghiệp ngành VLXD đồng hành cùng Chính phủ hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Admin
Trong nhiều năm qua, việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, thúc đẩy nghiên cứu sản xuất, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường...

Đầu tư nghiên cứu, ra mắt các giải pháp ưu việt, tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng, giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện môi trường, thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam; đồng thời ứng dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng nhà máy nhằm tối ưu năng suất, giảm phát thải ròng trong quá trình sản xuất – Đây là hướng đi của Công ty CP Eurowindow cũng như nhiều doanh nghiệp trong ngành nhằm đồng hành cùng Chính phủ thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050.

Nỗ lực thúc đẩy phát triển công trình xanh có kiến trúc bền vững – Những kết quả khiêm tốn

Nhận thức được tầm quan trọng của các công trình có kiến trúc bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đưa nội dung thúc đẩy phát triển các loại công trình này vào các cam kết quốc tế, luật, đề án... Cụ thể như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…  

Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng các dự án công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt con số khoảng 200, với tổng diện tích trên dưới 6 triệu m2 sàn xây dựng. Những số liệu này là rất nhỏ so với tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam, số lượng công trình được đưa vào hoạt động và so với tiềm năng cũng như yêu cầu về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

EUROWINDOW

Ứng dụng hiệu quả các giải pháp vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng trong các thiết kế phù hợp với biến đổi khí hậu là bài toán đặt ra cho các kiến trúc sư, nhà thầu, chủ đầu tư và doanh nghiệp.

Thách thức mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Mới đây, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu. Người đứng đầu Chính phủ thể hiện rõ quan điểm, mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Chia sẻ tại hội thảo Giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững, TS. Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, để thực thi cam kết trên, nhiều chính sách, quy định đã được ban hành và đưa vào thực hiện. Theo quy định của Nghị định 06/2022/NĐCP, đối với các tòa nhà có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên thì phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Các cơ sở phát thải nhiều khí nhà kính cũng phải xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, so với nhiều nước phát triển trên thế giới và khu vực, trình độ công nghệ, nhân lực, quản lý, thiết bị, kỹ thuật xây dựng, điều kiện tiện nghi các công trình ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này đang đặt ra thách thức lớn đối với Việt Nam để đạt mục tiêu cam kết vào năm 2050.

EUROWINDOW1

 Hội thảo Giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững do Vụ Khoa học công nghệ &Môi trường (Bộ Xây dựng) phối hợp tổ chức

Doanh nghiệp ngành VLXD đồng hành cùng Chính phủ - Các giải pháp đưa ra?

Để thực hiện các nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực xây dựng, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng nói riêng, cần tháo gỡ bởi các giải pháp: hỗ trợ ưu đãi về tài chính cho các dự án sản xuất sản phẩm, vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; có các quy định bắt buộc hoặc khuyến khích để đánh giá, chứng nhận, dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm VLXD; nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị quản lý vận hành, người sử dụng công trình...

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP Eurowindow cho biết, doanh nghiệp đã và đang tiếp tục lựa chọn hợp tác với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, các đối tác uy tín hàng đầu thế giới như Kommerling, Giesse, Cmech... cam kết đồng hành cùng chung tay trong việc bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp ngoài ứng dụng các vật liệu có thể tái chế, vật liệu xanh tiết kiệm năng lượng còn ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

EUROWINDOW2

 Ông Nguyễn Cảnh Hồng – Tổng giám đốc Eurowindow cho biết, mục tiêu của doanh nghiệp là mang đến các giải pháp vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng, tối ưu hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, giảm chi phí vận hành, tăng tính tiện nghi cho các công trình.

Được biết, Eurowindow với 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và nội thất, đơn vị này đang nỗ lực đưa ra những giải pháp vật liệu mới, tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng trong phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng. Một số giải pháp nổi bật được các chuyên gia đánh giá cao như: cửa nhựa Kommerling có khả năng cách nhiệt vượt trội, cách âm lên tới 45dB; hệ sản phẩm cửa nhôm có cầu cách nhiệt có khả năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30%so với nhôm thông thường, cách âm lên tới 44dB; hệ thống cửa nhận diện khuôn mặt, điều khiển tự động... Eurowindow hướng tới việc ứng dụng nền tảng internet vạn vật để điều khiển, giám sát, tối ưu công năng, cũng như quản lý hệ thống cửa của toàn bộ công trình để tiết kiệm năng lượng.

                                                 SHTT