Tây Hồ - Hà Nội: Vấn đề xây dựng nhà hàng ven sông Hồng và trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong xử lý vi phạm

Admin

Nhà hàng, bãi đỗ xe xây dựng ngay bên hành lang thoát lũ sông Hồng

Theo Báo Lao động ngày 17/11/2022, người dân phản ánh tới toà soạn tình trạng nhiều nhà hàng, công trình kiên cố xây dựng sai phép, vi phạm hành lang sông Hồng nhiều năm không được xử lý. Đặc biệt, trong số này, Nhà hàng Bến Bạc còn vừa mở rộng các hạng mục xây dựng mới. 

Cụ thể, các công trình như nhà hàng “Bến Bạc”, “Tre Place” và “Vườn tre quán” được xây dựng sai phạm trên diện tích hàng nhìn m2. Nhiều năm nay, do không được xử lý dứt điểm, các nhà hàng này lần lượt mọc lên ngay sát sông Hồng, trước sự quản lý của chính quyền địa phương.

pt

Nhà hàng vi phạm đã có từ nhiều năm 

Những tồn tại không những không được xử lý mà ngày càng có xu hướng mở rộng. “Các nhà hàng đó xây dựng ngay ở khu vực hành lang bảo vệ đê sông Hồng. Đặc biệt, thời gian gần đây nhà hàng Bến Bạc còn xây dựng ki ốt, san lấp mặt bằng tại hành lang thoát lũ sông Hồng để làm bãi đỗ xe và kinh doanh buôn bán.

Hàng nghìn mét vuông đất ngay hành lang thoát lũ sông Hồng được nhà hàng đổ đất san lấp mặt bằng để làm nơi trông xe, đặt bàn kinh doanh ăn uống ngoài trời. Không những không được xử lý, các nhà hàng này hoạt động ngày càng rầm rộ” - phản ánh của người dân tới Người lao động.

pt4

Nhà hàng Bến Bạc treo biển chỉ dẫn lớn trên đường An Dương Vương. 

Cũng đề cập tới vấn đề xây dựng và sử dụng đất khu vực nhà hàng Bến Bạc, Báo Đại đoàn kết online ngày 16/11/2022 thể hiện kết quả khảo sát thực tế, đó là tình trạng nhà hàng này được xây dựng kiên cố từ nhiều năm trước. Công trình này chỉ cách mép bờ (nước) sông Hồng vài chục mét.

Dẫn nội dung phản ánh của người dân, Đại Đoàn kết đưa tin, nhà hàng Bến Bạc tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội) hoạt động nhiều năm qua trong hành lang thoát lũ sông Hồng. Điều đáng nói thời gian gần đây nhà hàng Bến Bạc còn xây dựng ki ốt, san lấp mặt bằng tại hành lang thoát lũ sông Hồng để làm bãi đỗ xe và kinh doanh.

Có hay không tình trạng buông lỏng quản lý?

Để làm rõ cho nghi vấn có hay không tình trạng buông lỏng quản lý đối với việc xây dựng ở khu vực được người dân phản ánh, Lao động dẫn lời của đại diện UBND phường Phú Thượng (ông Nguyễn Quang Vinh - Tổ trưởng trật tự xây dựng đô thị được cử) cho biết phản ánh của người dân về 3 công trình nhà hàng "Bến Bạc", "Tre Place” và "Vườn tre quán" chủ yếu là những hạng mục tồn tại trước khi ông về công tác.

Vị đại diện UBND phường Phú Thượng nói thêm, riêng khu vực nhà hàng "Bến Bạc" thời gian vừa rồi có một số công trình phát sinh UBND phường đã xử lý. Những cái đã tồn tại ở đấy thú thực là những hạng mục cũ", ông Vinh nói.

Khi được hỏi những công trình này có được phép xây dựng không, và nguồn gốc đất là gì, ông Vinh không nắm được, cho biết cần tra cứu thêm tài liệu và mình không đủ thẩm quyền trả lời.

z3887316687196_9340b03a70f0e9a17b18c1316a118513

Hình ảnh phóng viên ghi nhận thực tế 

Theo Lao động, người dân cho biết đây không phải lần đầu phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ven sông hồng. "Năm 2021 chúng tôi đã phản ánh, cán bộ trật tự xây dựng phường trả lời báo chí đã báo cáo quận Tây Hồ. Thế nhưng đến nay mọi thứ vẫn vậy, nhà hàng vẫn hoạt động rầm rộ.

Tôi cho rằng ở đây có sự buông lỏng quản lý, phường và quận không quyết liệt xử lý. Người dân chúng tôi xây dựng sai là đội trật tự xây dựng phường lập tức có mặt xử lý tháo dỡ, phạt tiền và yêu cầu chúng tôi làm theo giấy phép xây dựng ngay. Không hiểu sao những công trình sai phạm lớn, rõ ràng thế này vẫn được xây dựng, tồn tại suốt nhiều năm qua”, anh N.V.A - người dân địa phương cho Lao động biết.

Theo Đại Đoàn kết, ông Kiều Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thượng khẳng định với PV, Nhà hàng Bến Bạc hoạt động ở đây đã lâu, các nội dung về nguồn gốc đất, giấy phép xây dựng và việc san lấp ngay hành lang thoát lũ sông Hồng thì ông Tâm sẽ cho cán bộ chuyên môn kiểm tra và cung cấp thông tin cho PV sau. Để có thông tin tham khảo cho cách đặt vấn đề của mình, Đại Đoàn kết nêu cách hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 7 Luật Đê điều 2006, trong đó có hành vi: “Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt” (Khoản 5).

z3887316681282_4bb2f9964218e6f3d6768d6d9c47d4d5

 Xung quanh khu vực nhà hàng này được xây dựng tường bao, ki ốt rất chắc chắn.

Để góp phần làm rõ hơn vấn đề quản lý nhà nước được quan tâm, PV Sở hữu trí tuệ đã liên hệ với Chủ tịch UBND phường Phú Thượng và được hẹn sẽ cung cấp thông tin sau. Trước đó, PV đã khảo sát và ghi nhận thực tế theo thông tin phản ánh.

pt5

 

Vấn đề trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong xử lý vi phạm

Các vụ việc nêu trên ở khu vực phường Phú Thượng có lẽ chỉ là cá biệt, ở Hà Nội, sẽ không khó để tìm kiếm các công trình xây dựng tương tự như "Bến Bạc", "Tre Place” và "Vườn tre quán".

pt6

 Bãi cỏ ngay sát mép nước sông Hồng cũng được Nhà hàng Bến Bạc tận dụng.

Chưa biết chính quyền ở Hà Nội đã ghi nhận và có kế hoạch xử lý các sai phạm, tồn đọng (nếu có) như thế nào. Nhưng, theo nghiên cứu của chúng tôi, đã có cơ chế gắn trách nhiệm về chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã trong vấn đề bảo vệ hàng lang thoát lũ. Cụ thể:

Theo Chỉ thị mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số: 1819/CT-BNN-PCTT ngày 30/3/2021 về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2021.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số việc trọng tâm. Trong đó, chỉ đạo tăng cường rà soát tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nghiêm chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 7/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; nhất là ngăn chặn kịp thời, xử lý dứt điểm các vi phạm tập kết vật liệu với quy mô lớn trên bãi sông, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép trên bãi sông và lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ,…

Xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ trước ngày 15/5/2021.

Riêng đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 10/6/2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra văn bản số 3555/BNN-PCTT gửi Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều ở bãi sông trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho thấy trên địa bàn thành phố tình hình vi phạm về đê điều còn diễn ra hết sức phức tạp, nghiêm trọng, nhất là tình trạng lấn chiếm lòng sông, xây dựng nhà ở, nhà xưởng… gây cản trở thoát lũ, ảnh hưởng đến an toàn của đê điều.

Theo đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ khu vực bãi sông, bãi nổi trên địa bàn, kiên quyết ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, trong đó tập trung giải quyết dứt điểm các vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm, kéo dài.

Đồng thời quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi ven sông theo đúng quy định của pháp luật. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương cấp huyện, cấp xã trong việc để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài nhưng xử lý không kiên quyết, dứt điểm.

Đặc biệt là rà soát nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều của thành phố theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Xác định phương án cụ thể để quản lý, sử dụng đất bãi ven sông, đảm bảo an toàn thoát lũ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Mới đây nhất, ngày 23/9/2021, Văn phòng Chính phủ đã ra Văn bản số 6806/VPCP-NN về quản lý, sử dụng bãi sông đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có ý kiến gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, sử dụng bãi sông trên địa bàn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai và các quy định pháp luật khác có liên quan; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, xử lý hành vi vi phạm về đê điều theo thẩm quyền, đúng quy định.

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện nghiêm chỉ thị 24/CT-TTg ngày 7/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; rà soát, lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về đê điều.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này và tuyên truyền tới bạn đọc.

Nhóm PVPL/SHTT