Nên mạnh dạn bỏ đấu thầu, áp dụng cơ chế đặt hàng trong nghiên cứu khoa học

Quyền Trung
Đóng góp ý kiếm cho Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất nên mạnh dạn loại bỏ cơ chế đấu thầu, áp dụng cơ chế đặt hàng đối với nghiên cứu khoa học.

Nêu ý kiến thảo luận tại phiên thảo luận Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 17/2 về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (đoàn Hà Nội) cho rằng mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ và chuyển đổi số, nhưng rào cản lớn nhất vẫn nằm ở pháp lý và quy trình hành chính chưa linh hoạt.

Một số vướng mắc phổ biến được nhắc đến như: Cơ chế tài chính chưa linh hoạt, khiến doanh nghiệp dù có quỹ cũng khó giải ngân; quy trình đấu thầu phức tạp, kéo dài thời gian mua sắm công nghệ; thủ tục cấp phép lưu hành sản phẩm khoa học công nghệ và đăng ký bảo hộ trí tuệ còn nhiều bất cập.

202411061449070450_z6005163199727_1cc2ae4e5ebe60a44815a1da318bf9e5

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (đoàn Hà Nội)

Do vậy, đại biểu Trần Nhị Hà đề xuất bổ sung vào Điều 5, các sản phẩm khoa học công nghệ được đặt hàng, sau khi nghiên cứu thành công thì các đơn vị đặt hàng có thể trực tiếp ký kết hợp đồng, cung cấp sản phẩm với bên nghiên cứu mà không cần phải tuân thủ các quy định đấu thầu. Đồng thời, các bộ, ngành phải dành 20% ngân sách để đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ trong nước.

Đồng ý với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng thương mại hóa kết quả nghiên cứu là động lực giúp các nhà khoa học duy trì đam mê nghiên cứu và tạo thêm nguồn kinh phí cho linh vực này.

Chỉ ra rằng trên thế giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu đã trở thành 'hàng hóa trí tuệ đặc biệt, trong khi tại Việt Nam, dù đã có một số nghiên cứu được thương mại hóa nhưng con số này còn rất hạn chế, 'thậm chí chỉ nằm trong ngăn kéo đến khi lỗi thời, mục nát theo thời gian", ông Nguyễn Anh Trí đề nghị cần rà soát, điều chỉnh các quy định liên quan đến đấu thầu, định giá và chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

17-02-2025-gop-giai-phap-thi-diem-chinh-sach-thao-go-vuong-mac-trong-hoat-dong-khoa-hoc-con-A1C86D8A-details

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng)

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) nhấn mạnh, một trong những vấn đề then chốt có ý nghĩa khuyến khích đổi mới sáng tạo là cơ chế đột phá về quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (trên cơ sở hạ tầng có nguồn vốn Nhà nước hoặc vốn kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân) theo hướng “người nghiên cứu được hưởng trọn vẹn quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm này hoặc có sự thỏa thuận giữa người làm ra sản phẩm với cơ quan quản lý Nhà nước”.

TH