Cuộc tranh chấp pháp lý bắt nguồn từ một quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ vào tháng 10, khi họ xác định rằng Apple vi phạm các bằng sáng chế của công ty công nghệ y tế Masimo. Do đó, Apple phải tạm dừng bán hai mẫu mới nhất (Ultra 2 & Series 9) tại Mỹ.
Ban đầu, lệnh cấm vào tháng 12 đã được tạm ngưng, nhưng sau đó đã tái áp. Các mẫu đồng hồ Apple bị tranh chấp tại Mỹ và các đồng hồ có tính năng đo lượng oxy trong máu đều bị ảnh hưởng.
Apple đã kháng cáo lên tòa án phúc thẩm, cho rằng chiến thắng của Masimo dựa trên tuyên bố sai lầm. Họ cho rằng các bằng sáng chế của Masimo không hợp lệ và Masimo chỉ có bản vẽ thiết kế chứ không có sản phẩm cạnh tranh thực tế. Apple cũng nhấn mạnh rằng Masimo có ý đồ "bẫy" Apple bằng cách cập nhật bằng sáng chế sau khi Apple Watch ra mắt.
Dù phải tuân thủ lệnh cấm, Apple đã thuyết phục tòa án tạm thời đình chỉ lệnh cấm và cuối cùng đã tìm ra cách để tiếp tục bán Apple Watch tại Mỹ bằng cách vô hiệu hóa tính năng đo nồng độ oxy trong máu thông qua cập nhật phần mềm. Quyết định này nhằm giải quyết lệnh cấm nhập khẩu do Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ áp đặt. Bằng cách này, Apple vẫn có thể kích hoạt lại tính năng này nếu giành chiến thắng trong vụ kiện.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Apple cũng nỗ lực tìm cách tránh lệnh cấm bán, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hậu quả pháp lý và các tác động đến hoạt động kinh doanh của họ. Kết quả của vụ việc này có thể ảnh hưởng đến Apple nói riêng và thị trường công nghệ thiết bị đeo nói chung.
Tranh chấp này cũng thu hút sự quan tâm đông đảo của người tiêu dùng và các bên liên quan trong ngành về tương lai của thiết bị công nghệ đeo và quyền sở hữu trí tuệ trong ngành công nghệ.
Sao Mai