Hải Quan - Những nỗi niềm biết tỏ cùng ai

Admin
Những ngày giữa tháng 7, chúng tôi lên Lạng Sơn để tìm hiểu thông tin viết bài về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc khi đại dịch Covid đã cơ bản được Việt Nam khống ch

Các cửa khẩu đã nhộn nhịp trở lại với những xe hàng hối hả xuất, nhập qua biển, song theo đánh giá của các cán bộ hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh thì: “Vẫn chỉ bằng già nửa so với trước khi đại dịch xảy ra”…

Sau những giờ làm việc căng thẳng, bên ấm trà nóng hổi, các cán bộ hải quan đã chia sẻ những câu chuyện đời, những câu chuyện mà với họ nhiều khi chẳng biết tỏ cùng ai.

Xác minh giả mạo xuất xứ nước ngoài - May rủi khó lường

Việc khó nhất của lực lượng hải quan nói chung và hải quan Lạng Sơn nói riêng trong công tác ngăn chặn gian lận xuất xứ đó là giả mạo xuất xứ nước ngoài. Bà Hứa Thị Hồng, Chi cục phó Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu nghị (Lạng Sơn) chia sẻ: “Giả mạo xuất xứ Việt Nam thì dễ xác minh bởi chỉ cần tới địa chỉ của doanh nghiệp sản xuất bị giả mạo xác minh. Còn với những vụ việc giả mạo xuất xứ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ… nhiều khi rất khó xác minh”.

z3578589852415_322a27e01a7b0047a52887f0895ffa4e

 Khu vực làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. 

 

Với những trường hợp này, hải quan cửa khẩu, nơi phát hiện vụ việc vi phạm báo cáo cho Cục hải quan để báo cáo về Tổng cục Hải quan. Từ đây, bộ phận chức năng sẽ gửi thư cho Đại sứ quán hoặc hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của quốc gia có nhãn hiệu bị giả mạo xuất xứ, ví dụ như châu Âu có Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM), Hàn Quốc có Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM), Nhật Bản có Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)…

Song, không phải lúc nào phía bạn cũng xử lý thông tin yêu cầu xác minh của hải quan Việt Nam, mà nếu có được thông tin thì thời gian từ khi gửi văn bản yêu cầu đến khi nhận văn bản trả lời cũng khá dài. Điều đó rất dễ dẫn đến chuyện doanh nghiệp nhập khẩu nghi có gian lận xuất xứ nước ngoài kiện lực lượng hải quan cửa khẩu, nơi phát hiện vi phạm bởi thời gian càng lâu thì chi phí lưu kho, lưu bãi càng lớn. Trường hợp xác minh có vi phạm gian lận xuất xứ thì không sao nhưng ngược lại thì thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp là lớn.

Doanh nghiệp nào hiểu quy trình làm việc, kiểm tra, kiểm soát, xác minh của hải quan thì có phần thông cảm được dù vẫn ấm ức. Còn doanh nghiệp nào vì mất số tiền lưu kho, lưu bãi lớn mà không thông cảm được sẽ nộp đơn kiện để đòi bồi thường thiệt hại.

Chuyện này, chỉ người trong ngành thì tỏ tường, chứ người ngoài sẽ nghĩ khác, không thiện chí cho anh em hải quan. Mà khi đã có kiện cáo thì đương nhiên gây ra những rầy rà, phiền toái cho lực lượng hải quan nói chung và cửa khẩu nơi có vụ việc nói riêng.

“Chuyện người ta, ra chuyện mình”

Cửa khẩu Tân Thanh là một trong những cửa khẩu lớn xuất nhập hàng nông sản của Việt Nam và Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày có khoảng 250 xe hàng nông sản Việt Nam chở qua biên giới và ở chiều ngược lại có khoảng 200 xe hàng. Lượng xe qua lại cửa khẩu rất lớn song vẫn có những xe cả nửa tháng, 1 tháng vẫn nằm im không xuất được bởi là hàng tiểu ngạch (hiện phía Trung Quốc không cho nhận hàng này). Nhiều người không hiểu chuyện lại tưởng bị anh em gây khó dễ.

z3578589671859_21ab7d153678bb24399a561bc0a694e7

 Khu tập kết trung chuyển xe vận tải hàng hoá cửa khẩu Tân Thanh.

Chuyện là, hiện phía Trung Quốc chỉ chấp nhận cho nhập khẩu 11 loại trái cây của Việt Nam, những doanh nghiệp xuất khẩu (của Việt Nam) phải được đăng ký và được sự chấp thuận (từ phía Trung Quốc). Sản phẩm xuất khẩu phải được trồng và thu hoạch trong vùng có Chỉ dẫn địa lý đã đăng ký với phía Trung Quốc và được đóng bao bì theo đúng quy định của nước bạn, có các giấy tờ kiểm tra, xác nhận an toàn…  của cơ quan chức năng tại Việt Nam.

Những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có đăng ký, tuân thủ các quy định thì luôn thuận lợi trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu ở cặp cửa khẩu Tân Thanh  (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc). Có những sản phẩm đi “luồng xanh” để cho nhanh vì là những sản phẩm có thời gian tươi ngắn như vải thiều…

Tuy nhiên, có nhiều thương lái nội địa đi gom hàng ở những vùng trồng không nằm trong vùng có Chỉ dẫn địa lý được đăng ký, sau đó đóng xe công-ten-nơ vận chuyển lên Lạng Sơn để bán. Vì không đáp ứng được các yêu cầu nên những xe hàng này không thể xuất qua biên giới.

Các chủ hàng liền đi tìm các tiểu thương vùng biên để thuê “đẩy hàng” qua đường tiểu ngạch. Trước đây, khi phía Trung Quốc còn chưa xiết chặt cửa khẩu, những hàng này vẫn có thể “đi” được, dù số lượng không nhiều. Hiện nay, điều này là không thể cho nên tình cảnh nhiều xe hàng “nằm im” xung quanh cửa khẩu mà các tài xế không hiểu vì sao mình… bị nằm.

Đặng Huy - Quyền Trung/SHTT