Là "huyết mạch" của nền kinh tế số, ngành bán dẫn có vai trò chủ chốt, quan trọng và là tiêu điểm, thu hút nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, được dự báo có thể mang lại doanh thu hơn 620 tỷ USD vào năm 2024 và tăng mạnh lên 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Ngành này cũng được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.
Xu hướng này đang tiến triển với 3 diễn biến chính trong lĩnh vực công nghệ chất bán dẫn, gồm:
Ngành công nghiệp bán dẫn dự kiến sẽ tăng từ 0,72 nghìn tỷ USD vào năm 2024 lên 1,21 nghìn tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) là 10,86% trong giai đoạn dự báo (2024 - 2029). Lĩnh vực bán dẫn đang có sự mở rộng nhanh chóng khi chất bán dẫn đang trở thành thành phần cơ bản của công nghệ hiện đại.
Tốc độ áp dụng công nghệ bán dẫn chưa từng có này không chỉ làm nổi bật tiềm năng biến đổi của AI mà còn tạo tiền đề cho sự thay đổi lớn trong kết nối toàn cầu và hệ thống kinh tế. Hãy cùng xem xét tốc độ mà công nghệ đã thấm nhuần vào cuộc sống của chúng ta. Phải mất 75 năm để điện thoại cố định đạt tới 100 triệu người dùng trên toàn cầu. Ngược lại, điện thoại di động đạt được cột mốc này chỉ trong 16 năm và internet chỉ mất 7 năm. Cửa hàng Apple mất 2 năm và đáng kinh ngạc là ChatGPT đạt được con số này chỉ trong hai tháng.
Địa chính trị của công nghệ chip sẽ định hình tương lai của AI. Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến quan trọng nhất thế giới hầu như đều được sản xuất tại một cơ sở duy nhất ở Đài Loan. Hơn nữa, cơ sở đó nằm ở một trong những khu vực địa chính trị căng thẳng nhất trên trái đất - một khu vực mà nhiều nhà phân tích thậm chí tin rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi trong thập kỷ này. Đây là rủi ro lớn thúc đẩy doanh nghiệp hàng đầu sản xuất chip như Nvidia, Samsung… tìm kiếm các vị trí địa chính trị mới có tiềm năng về nguồn lực tự nhiên, hạ tầng, nhân lực và kết nối thị trường, an ninh chính trị ổn định như Việt Nam để giảm thiểu rủi ro trong dài hạn…
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển bởi hệ thống chính trị ổn định. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, sở hữu vị trí chiến lược trong chuỗi vận chuyển cung ứng toàn cầu và là địa điểm lý tưởng cho các nhà sản xuất muốn gia nhập thị trường bán dẫn đang phát triển nhanh trong khu vực. Đồng thời, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn.
Đặc biệt, Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về trữ lượng đất hiếm (khoảng 22 triệu tấn), một loại khoáng sản đặc biệt, nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn. Với những lợi thế đó, Việt Nam có thể trở thành trung tâm tăng trưởng lớn của ngành công nghiệp bán dẫn, trong bối cảnh quy mô thị trường chip toàn cầu đã đạt hơn 600 tỷ USD trong năm 2022 và dự báo tăng lên tới 1.400 tỷ USD vào năm 2029.
Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa ngành này còn thấp, hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, Việt Nam cũng cần nhiều nỗ lực để đạt được những thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ với các cường quốc công nghệ, từ đó, tiến tới việc tự chủ hoàn toàn các công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất chip bán dẫn.
Hương Mi