WHO họp khẩn trước nguy cơ tiềm tàng của biến thể SARS-CoV-2 mới

Admin
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp về biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 vừa được phát hiện ở Nam Phi trước những nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏ

Kênh truyền hình CNBC mới đây cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập một cuộc họp khẩn trong ngày 26/11 về biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 vừa được phát hiện ở Nam Phi.

Nội dung cuộc họp là những thảo luận về mức độ nguy hiểm của biến thể mới cũng như các tác dụng của thuốc điều trị và các vaccine hiện có đối với biến thể này.

who-1637889535317802240352

Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO phát biểu trong một cuộc họp báo về tình hình dịch Covid-19 tại Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 29 tháng 1 năm 2020. CNBC 

Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove, nói: "Nhóm nghiên cứu sự tiến hóa của virus sẽ thảo luận xem đó là một biến thể đáng quan tâm hay đáng lo ngại, sau đó WHO sẽ đặt tên Hy Lạp cho biến thể này."

Bà cho biết hiện đã tiếp cận được hơn 100 trình tự gene đầy đủ của biến thể virus SARS-CoV-2 mới.

Trước đó, truyền thông Anh đã đồng loạt đưa tin về việc các nhà khoa học nước này đã phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Botswana có số lượng đột biến rất cao, có nguy cơ gây ra các đợt bùng phát dịch trong tương lai bằng cách né tránh hệ miễn dịch của cơ thể.

Theo đó, biến thể mới B.1.1.529 được phát hiện lần đầu tiên tại Botswana và cho tới nay, đã có 10 ca mắc biến thể mới này tại 3 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi giới chức y tế thực hiện giải trình tự gene, riêng Nam Phi ghi nhận 6 ca mắc.

Giới khoa học bày tỏ quan ngại về sự nguy hiểm của B.1.1.529 bởi biến thể này chứa số lượng đột biến rất cao. Các nhà khoa học Anh cho biết biến thể B.1.1.529 có tới 32 đột biến trong protein gai, bộ phận vốn giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào con người và chính là mục tiêu mà hầu hết các loại vaccine nhắm đến để tạo ra hệ miễn dịch chống lại COVID-19. Các đột biến ở protein gai có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền bệnh và lây lan của virus, song cũng khiến các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh hơn.

corona-new-variant-b11529-alamy-16378057467261840291202

Biến thể virus SARS-CoV-2 mới - B.1.1.529 - có tới 32 đột biến - Ảnh: ALAMY 

Trên trang web về chia sẻ bộ gene, Giáo sư Tom Peacock, nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London, nhận định số lượng đột biến rất cao của biến thể B.1.1.529 cho thấy biến thể này thực sự đáng quan ngại. Giáo sư Peacock cho rằng giới khoa học cần theo dõi sát B.1.1.529 vì số lượng đột biến "khủng khiếp" của nó, song ông hy vọng biến thể mới này không có khả năng lây lan mạnh.

Trong khi đó, Giáo sư Meera Chand thuộc Cơ quan An toàn y tế Anh cho rằng bản chất của virus là không ngừng đột biến và ngẫu nhiên, do vậy, không có gì lạ khi xuất hiện những biến thể mới có nhiều đột biến. Bà khẳng định mọi biến thể có dấu hiệu lây lan mạnh đều cần phải theo dõi ngay.

Các trường hợp đầu tiên mắc biến thể B.1.1.529 được ghi nhận tại Botswana vào ngày 11/11. Ba ngày sau đó, Nam Phi ghi nhận trường hợp đầu tiên. Hong Kong (Trung Quốc) cũng ghi nhận 1 ca mắc biến thể B.1.1.529, là một người đàn ông 36 tuổi trở về Nam Phi. Người này có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 khi trở về Hong Kong, nhưng lại có kết quả dương tính vào ngày 13/11 trong thời gian cách ly.

Các trường hợp đầu tiên mắc biến thể B.1.1.529 được ghi nhận tại Botswana vào ngày 11/11. Ba ngày sau đó, Nam Phi ghi nhận trường hợp đầu tiên. Hong Kong (Trung Quốc) cũng ghi nhận 1 ca mắc biến thể B.1.1.529, là một người đàn ông 36 tuổi trở về Nam Phi. Người này có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 khi trở về Hong Kong, nhưng lại có kết quả dương tính vào ngày 13/11 trong thời gian cách ly.

SHTT