Theo kế hoạch, cần tập trung triển khai thực hiện các nội dung như: duy trì, nâng cấp và vận hành Trang thông tin điện tử khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Lạng Sơn; tăng cường triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó tăng cường hoạt động của khu làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bố trí địa điểm tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, biên soạn, phát hành tài liệu, giới thiệu các văn bản có liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, triển khai thực hiện có hiệu quả các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định.
Đồng thời, tập trung tổ chức và tham gia các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; phát triển các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kết nối mạng lưới khởi nghiệp thông qua việc tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại được giao, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kết nối cung cầu, giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch nhằm khơi dậy, tập hợp và khích lệ nhiều đối tượng đa dạng ở các lứa tuổi khác nhau tham dự, trở thành sân chơi bổ ích, thúc đẩy phong trào thi đua học tập, lao động, sáng tạo khơi dậy tiềm năng và phát huy khả năng tư duy sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, Việt Nam ước tính có khoảng gần 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Các quỹ đầu tư, vườn ươm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương và quốc gia phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đối với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, trong đó có Huế là cửa ngõ kết nối giữa hai miền Bắc và Nam và cũng là cửa ngõ ra biển của khu vực Tây Nguyên và Lào. Với 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có bờ biển dài hơn 1.900km cùng hệ sinh thái biển phong phú, đây là khu vực có tiềm năng lớn trong các lĩnh vực kinh tế biển, nông nghiệp và du lịch.
Các trung tâm khởi nghiệp lớn, như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng đã có những bước tiến trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. TP. Hồ Chí Minh thành công trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao và Fintech nhờ vào các chương trình hỗ trợ từ chính quyền địa phương và sự liên kết mạnh mẽ với các trường đại học lớn. Thành phố Huế cũng đã xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bằng cách tận dụng và khai thác thế mạnh di sản văn hóa - lịch sử, tài nguyên bản địa đặc trưng của địa phương để đưa vào các dự án khởi nghiệp. Đồng thời, Huế đã đẩy mạnh giáo dục và nghiên cứu từ các trường đại học để tạo nền tảng căn bản, kiến thức vững chắc làm hành trang cho khởi nghiệp. Ngoài ra, còn có các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại Huế phát triển, dần hoàn thiện các thành tố trọng yếu nhất của một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững.
Hà Châu
Link nội dung: https://itoday.vn/lang-son-tap-trung-ho-tro-he-sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-tinh-nam-2025-a460632.html