Hải Dương: Nước sông Thái Bình dâng cao, phát báo động cấp 2

(SHTT) - Ngày 10/9, Ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương ra công điện gửi tới các huyện Tứ Kỳ, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Nam Sách; thành phố Hải Dương, Chí Linh; thị xã Kinh Môn về việc phát lệnh báo động II trên hệ thống sông Thái Bình.

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, hiện tại hồ thủy điện Hòa Bình đang mở 02 cửa xả đáy, hồ thuỷ điện Tuyên Quang mở 08 cửa xả đáy. Mực nước thực đo lúc 06 giờ ngày 10/9/2024: Trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 5,02m (>BĐIL 0,02m).

Theo Tin cảnh báo lũ trên các sông tỉnh Hải Dương của Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Hải Dương tại bản tin số CBLƯ-07/15h30/HDUO ngày 09/9/2024, từ ngày 09/9 đến ngày 11/9 trên các sông khu vực thượng lưu tỉnh sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1,0-3,0m. Mực nước sông Thái Bình sẽ tiếp tục lên vượt mức báo động II và có thể tiếp tục lên.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát lệnh báo động số II trên hệ thống sông Thái Bình từ 07 giờ, ngày 10 tháng 9 năm 2024. Yêu câu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã, các cấp, các ngành:

Triển khai lực lượng, thực hiện tuần tra canh gác đê điều theo cấp báo động, phát hiện và xử lý kịp thời mọi diễn biến hư hỏng của đê, kè, cống ngay từ giờ đầu.

HAI DUONG BAO DONG

 

 

UBND các huyện, thành phố, thị xã bằng các biện pháp thông tin thực hiện ngay việc cảnh báo đến các câp chính quyên và người dân đê chủ động phòng, tránh; di chuyển ngay toàn bộ vật tư, phương tiện, thiết bị, tài sản khác ngoài bãi sông, trên sông để đảm bảo an toàn; thu hoạch ngay các sản phâm nông nghiệp ngoài bãi sông đã đến kỳ; đối với cá lồng trên sông thu hoạch ngay cá nuôi trên lồng, di chuyển các lồng cá về nơi an toàn (kể cả đưa vào phía trong đồng hoặc đưa lên bờ), trường hợp không thể di chuyển phải gia cố lồng bè đảm bảo an toàn; triển khai các giải pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sông; giải toả ngay các bến bãi vật liệu xây dựng, kinh doanh than, đóng tàu, các vật cản khác ngoài bãi sông để đảm bảo an toàn, thoát lũ sông; đối với các khu dân cư ngoài bãi sông (kể cả trong khu vực các bối), chủ động chuẩn bị sẵn sàng, chi tiết, cụ thể phương án để sơ tán dân đến nơi an toàn khi có lệnh là thực hiện ngay, không để xảy ra bị động, bất ngờ, chậm trễ dẫn đến thiệt hại về người và thiệt hại lớn về tài sản.

Triển khai lực lượng, thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra canh gác đê trên các tuyến đê đảm bảo từng vị trí đê đều phải có người kiểm tra, chịu trách nhiệm; theo dõi chặt chẽ diễn biến đê điều, đặc biệt chú ý các trọng điểm xung yếu, các kè, bờ lở, các công trình tu bổ đê điều vừa hoàn thành, các cống qua đê, rà soát công tác chuẩn vị vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương châm “bốn tại chỗ” sẵn sàng xử lý, ứng phó với mọi tình huống, đảm bảo an toàn cho công trình; tổ chức cấm tất cả các phương tiện đi trên đê trong thời gian báo động lũ, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ chông lụt bão trên đê, quản lý chặt chẽ theo quy định; tô chức phát quang mái đê, mặt đê để đảm bảo hiệu quả công tác tuân tra canh gác đê, phát hiện các sự cô rò rỉ, hư hỏng.

Kiểm tra việc đóng kín các cống dưới đê. Thực hiện nghiêm quy định về đóng, mở cống dưới đê trong mùa lũ.

Tiếp tục triển khai thực hiện công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 năm 2024 gây ra trên địa bàn theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; tổ chức việc thường trực, trực ban 24/24 giờ; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.

PV

Link nội dung: https://itoday.vn/hai-duong-nuoc-song-thai-binh-dang-cao-phat-bao-dong-cap-2-a456921.html