Đến Hà Nội: Ghé thăm trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

z3667677731713_f3bb5adf156e027f3841b38544e1ad34

Tứ trụ - Lối vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám 

 

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 (tức năm Thần Vũ thứ hai đời Vua Lý Thánh Tông) để thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, đồng thời mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai Vua Lý Thánh Tông. Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu với vai trò là trường học dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý trong triều đình. Năm 1253, Vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có học lực xuất sắc. Đến đời Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329), nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử. Năm 1370, sau khi ông mất, Vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Năm 1785, Vua Lê Hiển Tông đổi Quốc Tử Giám thành nhà Thái học. Đến đầu thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế, nhà Thái học đổi thành nhà Khải Thánh.

z3667677722551_0d8ee1e17f563f37ac91f5f1438dda2d

Văn Miếu Môn 

z3667678294912_422818f6c3bcf687b16908b5b1e7aab6

 Lối đi qua Đại Trung Môn 

Quần thể di tích gồm: Hồ Văn, Vườn Giám và Khu nội tự. Văn Miếu - Quốc Tử Giám thiết kế bởi nhiều lớp nhà và lớp cửa cách nhau 5 cái sân. Đây là nơi lưu danh các bậc hiền tài qua các khoa thi, thể hiện ở 82 tấm bia tiến sĩ (được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức nhân loại năm 2010). Cứ sau mỗi khoa thi từ năm 1442 đến 1779, người xưa lại dựng lên các tấm bia đá trên lưng rùa, khắc tên những người đỗ đạt.

z3667677698805_fe2b57b27be43e7d6a5c3b10a8988580

 Khuê Văn Các

z3667677830752_0b450701bca7f2bd60cdc87dbb7065d9

Khuê Văn Các nhìn từ Giếng Thiên Quang 

Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ đạt trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc

 

Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa tiêu biểu như các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề; tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội; trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay tổ chức thường niên Hội sách, Ngày thơ Việt Nam…

z3667677705735_4ac3318bbe0feffe1b36a30ee76c70f3

Khu Đại Thành 

z3667677820967_8ae8a238a7bf8d38c6d1e29302eac98b

 Khu Thái Học

z3667677797786_c280da0ea87e37d7ccf3c081f2a8803a

 Lầu trống

z3667677783245_9a7b7639e89fe8e8a714e12cdeb160bd

 Lầu chuông

Bên cạnh đó, Văn Miếu cũng được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn liền với truyền thống hiếu học của dân tộc, nơi hội tụ tinh hoa đất học của Đại Việt xưa, Việt Nam ngày nay.

z3667677787931_1c7584823951f366568ab9884593b80d

 Nơi thờ Chu Văn An, người thầy giáo tiêu biểu, mẫu mực của nền giáo dục Việt Nam.

Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, tháng 5/2012, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây hiện đang là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

z3667677755176_ffdcbd7af1413d18eae39399288b25e5

Sơ đồ tổng thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám 

Bắc Hiệp/SHTT

Link nội dung: https://itoday.vn/den-ha-noi-ghe-tham-truong-dai-hoc-dau-tien-cua-viet-nam-a438520.html