Ai sẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua phải hàng hóa kém chất lượng?

Bỏ nửa tỉ mua sản phẩm lỗi, sau khi phát hiện bên bán hàng đã thu lại sản phẩm nhưng không có biện pháp khắc phục. Cực chẳng đã khách hàng phải kiện ra tòa, để rồi đành bất lực vì bỏ tiền mu

Hiện nay, hàng giả, hàng kém chất lượng luôn là vấn đề gây bức xúc trong xã hội, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn với các cơ quan chức năng. Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm tính năng, thời hạn bảo hành của sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm nội thất thủ công (handmade) có giá trị cao được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.

3

biên bản kiểm tra hàng hóa đã chỉ ra lỗi của sản phẩm

Khi mua phải hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần ngay lập tức phản ánh với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, trường hợp thương lượng hoà giải không thành, thì cần khiếu nại đến các cơ quan chức năng như Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Chi cục quản lý thị trường tại địa phương, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Đối với sản phẩm có giá trị cao và gây thiệt hại lớn cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng có thể khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Như SHTT đã đưa tin trong những bài trước, bà Nguyễn Trần Minh Châu đã mua của Công ty TNHH MTV Cao Đông (CDC) tại showroom CDC HOME DESIGN CENTER địa chỉ 66B Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội một bộ Sofa Mariani có giá trị gần 520 triệu đồng vào ngày 13/1/2018. Theo như quảng cáo của bên bán hàng, sản phẩm được làm thủ công với các tiêu chuẩn chất lượng hàng cao cấp và được nhập khẩu từ Ý.

2

 Nhân viên Công ty TNHH MTV Cao Đông (CDC) mang bộ sofa 'lỗi' về

Tuy nhiên, sau khi thanh toán tiền cho công ty CDC và nhận hàng, bà Châu đã phát hiện ra sản phẩm bị lỗi và yêu cầu bên bán hàng bảo hành hoặc đổi trả theo như hợp đồng kinh tế 13.01.18/HĐKT/CDC-AT được ký kết giữa hai bên. Qua nhiều lần thương lượng không thành, bà Châu đã làm đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân quận Hoàn kiếm để yêu cầu giải quyết tranh chấp khi mua sản phẩm kém chất lượng với công ty CDC.

z3124638844032_b1c625c3b02fe0f5584d3f0d6a1cb93d

Đoàn kiểm tra của tòa án và cơ quan chức năng kiểm tra sản phẩm đang được trưng bày tại cửa hàng của Công ty TNHH MTV Cao Đông (CDC)  

Ngày 05/05/2022 vừa qua, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa Công ty TNHH MTV Cao Đông và khách hàng là bà Nguyễn Trần Minh Châu vào ngày 05/05/2022 sau khi phải tạm ngừng phiên toà với lý do cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.

z3124697517377_3413c65752f5df626165b213f680a8f5

 quá trình kiểm tra ghi nhận sản phẩm có nhiều lỗi

z3124697511840_d964ec064b5d7f5716441c6d33dcf5cb

 quá trình kiểm tra ghi nhận sản phẩm có nhiều lỗi 

Phán quyết của Hội đồng xét xử đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Trần Minh Châu, đồng thời bị đơn là công ty CDC không phải hoàn trả số tiền cho bà Châu là 519.683.120 đồng và cũng không phải bồi thường tiền chậm trả tính trên số tiền mà bà Châu đã thanh toán cho công ty CDC với lãi suất trung bình 10%/năm là 207.244.408 đồng.

Quyết định của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm đứng dưới góc độ người tiêu dùng sẽ còn nhiều vấn đề cần phải suy ngẫm. Khi mà trong toàn bộ phiên toàn xét xử, phía bị đơn là công ty CDC hoàn toàn không chứng minh được cái gọi là “hàng cao cấp” với các tiêu chuẩn áp dụng được công bố theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Pháp luật quy định đối với hàng hoá nhập khẩu, người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hóa theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra lư­u thông trên thị trường. Cũng theo hợp đồng ký kết giữa bà Châu và công ty CDC cũng ghi rõ, hàng hoá được kiểm định tại Trung tâm kiểm tra và đo lường chất lượng Việt Nam. Thực tế không có đơn vị nào tại Việt Nam có tên là Trung tâm kiểm tra và đo lường chất lượng Việt Nam, việc đưa thông tin trên vào Hợp đồng phải chăng chỉ nhằm mục đích giúp khách hàng yên tâm và mua hàng. Xét dưới góc độ thông tin, liệu đây có phải yếu tố mang tính lừa dối khách hàng từ phía công ty CDC.

Bên cạnh đó, phía nguyên đơn là bà Châu đã chỉ ra các lỗi của sản phẩm mua từ phía công ty CDC, nhưng phía công ty CDC đã liên tục phủ nhận và yêu cầu người tiêu dùng là bà Châu phải chứng minh. Việc này là không đúng với quy định pháp luật, cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

z3124638840450_b36fa7af379fc5a445965e33ced95d81

Sản phẩm vẫn được trưng bày, còn khách hàng mất tiền và không được sử dụng sản phẩm? 

Tại phiên toà ngày 5/5/2022, việc không yêu cầu phía bị đơn là công ty CDC nghĩa vụ chứng minh và công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, mà Toà án chỉ căn cứ vào lời khai của công ty CDC mà cho rằng sản phẩm không có lỗi. Phải chăng đây là quyết định có phần cảm tính và đi ngược lại với quy trình tố tụng của Hội đồng xét xử.

Người tiêu dùng khi mua hàng thường không có nhiều thông tin về mặt hàng mình đang mua, mà chỉ dựa vào uy tín của bên bán hàng và những gì được quảng cáo. Ngay cả khi mua phải sản phẩm kém chất lượng, họ cũng rất ngại đi kiện cáo vì nhiều lý do, đôi khi là tiền mất tật mang, đúng như trong câu nói “người mua thua người bán”.

Vậy ai sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra? Thiết nghĩ, để trả lời câu hỏi này cần tiếng nói của công luận, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như sự công tâm của những người “cầm cân nảy mực”./.

SHTT sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

Nhóm PVPL/SHTT

Link nội dung: https://itoday.vn/ai-se-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-khi-mua-phai-hang-hoa-kem-chat-luong-a428526.html