Lợi ích không tương xứng trong hợp tác TPBank - Sunlife

Admin
Kênh Bancassurance bùng nổ trên thị trường Việt Nam trong vài năm gần đây, TPBank – Sunlife là một cặp điển hình. Thế nhưng, lợi ích mà hai bên được hưởng lại không tương xứng. Trong khi ngân hàng hái
279723380_762526898459397_1487671648950420212_n

 

 

Năm 2019, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam (Sun Life Việt Nam) ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền. Sun Life Việt Nam sẽ là đối tác cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ độc quyền cho TPBank trong 15 năm tới. Việc hợp tác sẽ bắt đầu từ đầu năm 2020.

Tuy nhiên, theo thời gian, mối quan hệ dường như mới chỉ mang lại lợi nhuận cho TPBank. Còn Sun Life liên tục lập các kỷ lục mới về lỗ.

Sun Life Việt Nam liên tục lập các kỷ lục mới về lỗ

Năm 2021, Sun Life Việt Nam ghi nhận khoản thua lỗ cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động. Theo đó, công ty lỗ tới 1.445 tỷ đồng, tăng 800 tỷ đồng, tương đương 124% so với khoản thua lỗ của năm 2020.

Sun Life Việt Nam lỗ nặng trong bối cảnh doanh thu được cải thiện mạnh. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 1.708 tỷ đồng, tương đương 131%. Hoạt động tài chính khá tốt khi mang về cho công ty 490 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ so với con số 394 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngoại trừ chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm nhẹ từ 538 tỷ đồng xuống 535 tỷ đồng), các chi phí khác đều bứt phá. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm 921 tỷ đồng, tương đương 88,6% lên 1.961 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 1.793 tỷ đồng, tương đương 212% lên 2.638 tỷ đồng.

Chi phí nhiều hơn thu nhập nên Sun Life Việt Nam lỗ 1.643 tỷ đồng trước thuế và lỗ 1.445 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là mức kỷ lục của Sun Life kể từ hoạt động tại Việt Nam.

Năm 2013 bắt đầu hoạt động và đó là năm duy nhất Sun Life Việt Nam có lãi tới thời điểm này với khoản lợi nhuận sau thuế 36,5 tỷ đồng. Và 2013 cũng là năm duy nhất công ty đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với con số 12,7 tỷ đồng.

Sau đó, trong giai đoạn 2014-2020, Sun Life thua lỗ 118 tỷ đồng, 78,5 tỷ đồng, 109 tỷ đồng,141 tỷ đồng, 292 tỷ đồng, 312 tỷ đồng và 645 tỷ đồng.

Sau nhiều năm hoạt động và Việt Nam và nhiều năm tăng vốn, tại thời điểm cuối năm 2021, vốn góp của chủ sở hữu của Sun Life Việt Nam đạt 16.480 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 1.100 tỷ đồng của năm 2013. Tuy nhiên, do gánh lỗ lũy kế 3.106 tỷ đồng nên vốn chủ sở hữu chỉ là 13.376 tỷ đồng.

Sun Life giúp lãnh đạo TPBank hoàn thành kế hoạch?

Doanh thu của Sun Life Việt Nam được cải thiện mạnh sau khi triển khai hoạt động Bancassurance. Trong đó, TPBank góp phần không nhỏ. Tuy nhiên, có vẻ như TPBank được hái quả ngọt trước Sun Life Việt Nam rất nhiều. Hai bên ký hợp tác từ cuối năm 2019. Và đó là năm TPBank ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng đột biến.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 4/2019 của TPBank đạt 1.171 tỷ đồng, tăng 656 tỷ đồng, tương đương 127% so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế cả năm đạt 3.094 tỷ đồng, tăng 1.289 tỷ đồng, tương đương 71,4% so với cả năm 2018.

Có được kết quả tốt này là do các chỉ tiêu của ngân hàng đều đi lên khá tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận khác mới đóng góp nhiều nhất. Trong quý 4, thu nhập từ hoạt động khác lên tới 930 tỷ đồng, tăng 910 tỷ đồng, tương đương… 4.550% so với quý 4/2018.

Báo cáo tài chính quý 4/2019 của TPBank không giải thích rõ lợi nhuận khác đến từ đâu.

Phải tới báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, TPBank mới giải thích rõ ngân hàng có 900 tỷ đồng chi phí hỗ trợ nhận được từ Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sunlife Việt Nam theo Hợp đồng đại lý bảo hiểm ngày 17/10/2019.

Tại sao TPBank lại nhận được khoản hỗ trợ 900 tỷ đồng này? Đây là câu hỏi mà chỉ lãnh đạo TPBank mới trả lời được.

Tuy nhiên, không khó để nhận ra những đóng góp cho TPBank của khoản “hỗ trợ” trị giá 900 tỷ đồng từ Sun Life.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra trong tháng 4/2019, cổ đông đã thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế 3.200 tỷ đồng, tăng 41% so với 2018.

Kết quả kinh doanh năm 2019 cho thấy lãnh đạo TPBank đã hoàn thành mục tiêu đề ra với lợi nhuận trước thuế đạt 3.868 tỷ đồng, tăng 2.063 tỷ đồng, tương đương 114% so với năm 2018. Kết quả này vượt xa kế hoạch trước đó.

Tuy nhiên, nếu không có khoản “hỗ trợ” 900 tỷ đồng từ Sun Life, lợi nhuận trước thuế năm 2019 của TPBank chỉ là 2.968 tỷ đồng, thấp hơn 232 tỷ đồng so với kế hoạch. Như vậy, lãnh đạo TPBank không hoàn thành nhiệm vụ được ĐHĐCĐ giao phó

Nhận 900 tỷ đồng từ Sun Life, TPBank khởi động chậm

Năm 2019, TPBank nhận 900 tỷ đồng từ Sun Life Việt Nam. Và con số này cũng đóng góp nhiều cho TPBank thế nhưng TPBank lại khởi động Bancassurance khá chậm chạp.

Năm 2020, trong năm hoạt động đầu tiên kể từ khi ký hợp đồng Bancassurance với Sun Life Việt Nam, thu từ kinh doanh, dịch vụ tư vấn và bảo hiểm của TPBank chỉ đạt 576 tỷ đồng, giảm 115 tỷ đồng, tương đương 166,% so với năm 2019.

2020 cũng là năm Sun Life Việt Nam ghi nhận doanh thu tăng tốc chậm, tăng 309 tỷ đồng, tương đương 31% so với năm 2019.

Bước sang 2021, tình hình cải thiện hơn. Thu từ kinh doanh, dịch vụ tư vấn và bảo hiểm của TPBank vọt lên 955 tỷ đồng. Cùng với đó, doanh thu của Sun Life cũng nhảy lên 3.015 tỷ đồng.

Trong quý 1/2022, thu từ kinh doanh, dịch vụ tư vấn và bảo hiểm của TPBank tăng nhẹ từ 191 tỷ đồng lên 229 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thời gian này, TPBank và một số ngân hàng khác có tham gia hoạt động Bancassurance bị phàn nàn là ép người vay vốn phải mua bảo hiểm.

Tại Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng có hoạt động đại lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống. Xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng

SHTT