Du ngoạn Hồ Tây: Ghé thăm di tích nghệ thuật Phủ Tây Hồ

Admin
Phủ Tây Hồ nằm ở phía tây bắc của Thủ Đô Hà Nội, tọa lạc trên gò “Chúng Long”, ở giải đất thuộc “Quy hình”, hình thế ấy trải qua các thôn: Quảng An, Quảng Bá, Nghi Tàm, Yên Phụ đến chùa
IMG_7212

Cổng vào Phủ Tây Hồ làm kiểu Tam quan 

 

Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong tứ bất tử của Việt (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh). Tục truyền rằng: bà là Quỳnh Hoa - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.

Người tiên nữ ấy đã ngang dọc một trời giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan. Đến triều Nguyễn bà được nhà vua phong “mẫu nghi thiên hạ”, là một trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam.

IMG_7214

Gian nhà chính gồm: Phương đình, tiền tế, hậu cung

Nơi đây gắn liền với truyền thuyết về cuộc hội ngộ lần thứ 2 của công chúa Liễu Hạnh và Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan cùng Tú tài họ Ngô và Cử nhân họ Lý.

Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ bao gồm cổng làm kiểu Tam quan, kiến trúc chính ba nếp: Phương đình, tiền tế, hậu cung, điện sơn trang, khu nhà khách, lầu cô, lầu cậu.

IMG_7218

Điện Sơn trang, nơi thờ mẫu Liễu Hạnh 

Di tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú và mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ 19-20 như: Bộ tượng tròn gần 30 pho, hoành phi, câu đối... đặc biệt là bức đại tự ghi: “Thiên Tiên Trắc Giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành ở cửa cung Đế “Mẫu Nghi Thiên Hạ” (làm phép mẹ cho cả thiên hạ).

IMG_7219

 Lầu Cậu

IMG_7221

 Lầu Cô

Phủ Tây Hồ từ huyền tích “tao ngộ” giữa Phùng Khắc Hoan và công chúa Liễu Hạnh đến nay đã gần III Thế kỷ với bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn được bảo vệ, giữ gìn và ngày càng được mở rộng, qui mô bề thế.

IMG_7217

Chuông Đồng 

Mỗi dịp Xuân về, du khách đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ, và nhớ về “Áo mây xe gió” của Bà chúa Liễu Hạnh, nhớ về bài thơ nôm của Tiến sỹ triều Lê Lương Hữu Khánh vịnh cảnh đẹp Hồ Tây.

IMG_20221012_091329

Cây Đa phủ Tây Hồ được xếp hạng Cây di sản Việt Nam 

Phủ Tây Hồ được Nhà nước xếp hạng di tích nghệ thuật ngày 13/02/1996. Góp phần tạo nên lịch sử và huyền thoại Hồ Tây, Phủ Tây Hồ cùng chùa Kim Liên, chùa Trấn Quốc... là những điểm du lịch hấp dẫn trong hệ thống di tích Hồ Tây.

Bắc Hiệp  - Chu Huyên/SHTT